"Khả năng thu hồi phóng xạ Cs-137 không cao. Trên thế giới, riêng năm 2013 có 137 nguồn phóng xạ bị mất, trong đó chỉ thu được 17 nguồn. Trong khi nguồn phóng xạ của Công ty xi măng ở Bắc Kạn rất nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu", ông Tấn nói khi trao đổi với báo chí chiều 5/1.
Thiết bị chứa nguồn Cs-137. Ảnh: Sở KHCN Bắc Kạn. |
Ông Tấn cho biết, nguồn phóng xạ của công ty được Cục an toàn bức xạ cấp phép sử dụng từ năm 2010 đến 2013. Sau thời hạn trên, công ty vẫn tiếp tục sử dụng nhưng không xin lưu trữ theo quy định và từng bị nhắc nhở nhiều lần.
Do làm ăn thua lỗ, Công ty xi măng Bắc Kạn bị Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bắc Kạn (nay là TP Bắc Kạn) kê biên tài sản và giao cho Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Bắc Kạn quản lý từ tháng 1/2015.
Ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng, nguyên giám đốc công ty thông báo với Sở Khoa học và Công nghệ bị mất cắp nguồn Cs - 137. Nguồn này được công ty sử dụng kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng. Sau đó Sở Khoa học đã thông báo cho Cục an toàn bức xạ và trực tiếp ông Vương Hữu Tấn đến làm việc.
Cs-137 là nguồn phóng xạ kín, được đặt ở tâm bình chì hình trụ có đường kính khoảng 10x20 cm, màu ghi xám, nặng 3-4 kg. Bình chì có tác dụng che chắn bức xạ thoát ra môi trường bên ngoài. Cs-137 thuộc nhóm 5, là nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ tổng cộng trên hoạt độ riêng rất nhỏ là 0,0016. Theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thì nguồn loại này không nguy hiểm cho con người, không gây tổn thương khi tiếp xúc gần.
Phạm Hương
This entry passed through the Full-Text RSS service - if this is your content and you're reading it on someone else's site, please read the FAQ at http://ift.tt/jcXqJW.
Post a Comment
Trước khi comment mời bạn đăng ký theo dõi để chở thành thành viên của blog. Cám ơn bạn đã quan tâm và đã comment, Tôi sẻ reply... Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và thành công !