“Việc giảm thủ tục hành chính 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%"
Câu chuyện thủ tục hành chính khi chuẩn bị đầu tư thực hiện một dự án bất động sản, xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy ám ảnh nhất. Sự rườm rà, nhiêu khê quá trình đầu tư dự án dẫn đến dự án chậm khởi công, tăng chi phí khiến giá nhà buộc phải tăng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có tiếng ở Hà Nội (xin không nêu tên) tiết lộ: Thủ tục mất thời gian nhất là thỏa thuận quy hoạch, bởi quyền lợi giữa nhà đầu tư và người quản lý luôn ngược nhau. Tiếp đến là thủ tục về định giá đất và giao đất, việc này liên quan đến giá thành sản phẩm của chủ dự án.
“Nhà đầu tư luôn muốn xây cao, xây nhiều, xây nhỏ, nhưng nhà quản lý đưa ra những chế tài về mật độ dân số không được tăng, hạn chế chiều cao, hệ số sử dụng đất không được sử dụng nhiều…. Vì thế, vấn đề này dẫn đến chuyện “xin – cho”, thương lượng, thường kéo dài thời gian”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Cũng theo vị này, khâu quy hoạch là khâu mất nhiều thời gian nhất, nhà đầu tư lo lắng nhất, cảm thấy e ngại nhất khi làm một dự án. Bởi lẽ, khâu này phải qua nhiều cơ quan chức năng để giải quyết thủ tục.
Ông Đực cho rằng, việc phê duyệt quy hoạch 1/500 là khâu khá rắc rối, bởi lẽ có chỉ tiêu thì Sở Quy hoạch kiến trúc, có chỉ tiêu từ quận, huyện, có khi còn phải tham khảo ý kiến của người dân ở khu vực định quy hoạch… nên để đạt được chỉ tiêu quy hoạch thường mất thời gian tới 1 năm, có khi còn nhiều hơn. Việc này theo ông, cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn.
Vấn đề khác mà vị lãnh đạo doanh nghiệp này trăn trở, đó là điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã hoàn tất bồi thường 100% dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP về tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Doanh nghiệp phải trải qua 4 khâu: thuê công ty thẩm định giá sát giá thị trường trình Sở Tài chính, Sở Tài chính thẩm định lại, Hội đồng xét duyệt trình UBND thành phố, UBND thành phố duyệt … mất thời gian từ 3 – 6 tháng, đó là chưa kể Sở Tài chính không đồng ý chứng thư thẩm định thì doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu.
“Hiện nay, một dự án chung cư của Công ty phải ngừng thi công vì chứng thư thẩm định không được Sở Tài chính chấp nhận và phải làm lại từ đầu”. ông Đực cho hay.
Thêm vào đó, từ khi có Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 thì dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được cấp phép xây dựng. Vì một số lý do như doanh nghiệp chỉ đền bù được hơn 80% diện tích đất, tính tiền sử dụng đất, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật … nên thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất từ 2 – 3 năm, như vậy thủ tục đầu tư dự án lại phải kéo dài thêm 2 – 3 năm nữa.
Vấn đề thủ tục cấp phép xây dựng cũng khiến chủ đầu tư mệt nhoài, ông Đực cho hay: Dự án phát triển nhà ở phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận đầu tư, tiếp theo lấy ý kiến thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng, chủ đầu tư tự phê duyệt dự án đầu tư. Chủ đầu tư phải xin Giấy phép xây dựng trước khi khởi công dự án. Thời gian để thực hiện các thủ tục này mất thêm khoảng 1 năm.
Theo nhẩm tính của vị Phó giám đốc này, tổng cộng doanh nghiệp phải mất từ 3 – 6 năm để có thể khởi công xây dựng dự án. Thời gian quá dài vì những thủ tục không cần thiết và chi phí đầu tư dự án cũng tăng cao.
Ông Đực kiến nghị Nhà nước xem xét lại, nên áp dụng qui định về quản lý đầu tư dự án phát triển nhà ở như giai đoạn 1 trước khi có Nghị Định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006. Theo đó, dự án phát triển nhà ở được khởi công xây dựng khi có quyết định giao đất của UBND Thành phố và thoả thuận quy hoạch 1/500 của Sở Quy hoạch kiến trúc.
Thủ tục không cần phải thẩm duyệt trước: Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường… Không cần phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được xây dựng. Thời gian chỉ mất 1 năm là thời gian hợp lý cho chủ đầu tư khởi công.
“Việc giảm thủ tục hành chính 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%”, ông Đực nhấn mạnh.
Câu chuyện thủ tục hành chính khi chuẩn bị đầu tư thực hiện một dự án bất động sản, xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy ám ảnh nhất. Sự rườm rà, nhiêu khê quá trình đầu tư dự án dẫn đến dự án chậm khởi công, tăng chi phí khiến giá nhà buộc phải tăng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có tiếng ở Hà Nội (xin không nêu tên) tiết lộ: Thủ tục mất thời gian nhất là thỏa thuận quy hoạch, bởi quyền lợi giữa nhà đầu tư và người quản lý luôn ngược nhau. Tiếp đến là thủ tục về định giá đất và giao đất, việc này liên quan đến giá thành sản phẩm của chủ dự án.
“Nhà đầu tư luôn muốn xây cao, xây nhiều, xây nhỏ, nhưng nhà quản lý đưa ra những chế tài về mật độ dân số không được tăng, hạn chế chiều cao, hệ số sử dụng đất không được sử dụng nhiều…. Vì thế, vấn đề này dẫn đến chuyện “xin – cho”, thương lượng, thường kéo dài thời gian”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Cũng theo vị này, khâu quy hoạch là khâu mất nhiều thời gian nhất, nhà đầu tư lo lắng nhất, cảm thấy e ngại nhất khi làm một dự án. Bởi lẽ, khâu này phải qua nhiều cơ quan chức năng để giải quyết thủ tục.
Doanh nghiệp bất động sản cho rằng, giá nhà ở sẽ giảm thêm nữa nếu bớt các thủ tục rườm rà khi đầu tư dự án.
Cũng có những quan điểm tương đồng, chia sẻ với PV Infonet, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành – đơn vị đã trải qua quá trình đầu tư một số dự án ở nhiều giai đoạn khác nhau cho hay: Các thủ tục chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở ngày nhiêu khê, phức tạp, thời gian kéo dài trung bình mất từ 3 đến 6 năm, tùy dự án làm tiêu hao tài sản và công sức của doanh nghiệp, dự án chậm khởi công, chậm đưa sản phẩm ra thị trường và tăng giá bán nhà ở.Ông Đực cho rằng, việc phê duyệt quy hoạch 1/500 là khâu khá rắc rối, bởi lẽ có chỉ tiêu thì Sở Quy hoạch kiến trúc, có chỉ tiêu từ quận, huyện, có khi còn phải tham khảo ý kiến của người dân ở khu vực định quy hoạch… nên để đạt được chỉ tiêu quy hoạch thường mất thời gian tới 1 năm, có khi còn nhiều hơn. Việc này theo ông, cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn.
Vấn đề khác mà vị lãnh đạo doanh nghiệp này trăn trở, đó là điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã hoàn tất bồi thường 100% dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP về tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Doanh nghiệp phải trải qua 4 khâu: thuê công ty thẩm định giá sát giá thị trường trình Sở Tài chính, Sở Tài chính thẩm định lại, Hội đồng xét duyệt trình UBND thành phố, UBND thành phố duyệt … mất thời gian từ 3 – 6 tháng, đó là chưa kể Sở Tài chính không đồng ý chứng thư thẩm định thì doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu.
“Hiện nay, một dự án chung cư của Công ty phải ngừng thi công vì chứng thư thẩm định không được Sở Tài chính chấp nhận và phải làm lại từ đầu”. ông Đực cho hay.
Thêm vào đó, từ khi có Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 thì dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được cấp phép xây dựng. Vì một số lý do như doanh nghiệp chỉ đền bù được hơn 80% diện tích đất, tính tiền sử dụng đất, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật … nên thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất từ 2 – 3 năm, như vậy thủ tục đầu tư dự án lại phải kéo dài thêm 2 – 3 năm nữa.
Vấn đề thủ tục cấp phép xây dựng cũng khiến chủ đầu tư mệt nhoài, ông Đực cho hay: Dự án phát triển nhà ở phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận đầu tư, tiếp theo lấy ý kiến thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng, chủ đầu tư tự phê duyệt dự án đầu tư. Chủ đầu tư phải xin Giấy phép xây dựng trước khi khởi công dự án. Thời gian để thực hiện các thủ tục này mất thêm khoảng 1 năm.
Theo nhẩm tính của vị Phó giám đốc này, tổng cộng doanh nghiệp phải mất từ 3 – 6 năm để có thể khởi công xây dựng dự án. Thời gian quá dài vì những thủ tục không cần thiết và chi phí đầu tư dự án cũng tăng cao.
Ông Đực kiến nghị Nhà nước xem xét lại, nên áp dụng qui định về quản lý đầu tư dự án phát triển nhà ở như giai đoạn 1 trước khi có Nghị Định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006. Theo đó, dự án phát triển nhà ở được khởi công xây dựng khi có quyết định giao đất của UBND Thành phố và thoả thuận quy hoạch 1/500 của Sở Quy hoạch kiến trúc.
Thủ tục không cần phải thẩm duyệt trước: Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường… Không cần phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được xây dựng. Thời gian chỉ mất 1 năm là thời gian hợp lý cho chủ đầu tư khởi công.
“Việc giảm thủ tục hành chính 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%”, ông Đực nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng vào tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Cải cách thủ tục hành chính hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta. Nhất thiết phải tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo hướng chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả song quản lý còn phải tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát triển. Những thủ tục nào không cần thiết, dứt khoát phải cắt bỏ. Đồng thời, cần xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết về cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng, phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu trong năm 2015 là “cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng”. |
Theo Nguyễn Lê (Infonet.vn)
Post a Comment
Trước khi comment mời bạn đăng ký theo dõi để chở thành thành viên của blog. Cám ơn bạn đã quan tâm và đã comment, Tôi sẻ reply... Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và thành công !