0
Copywriting là gì?

Trước khi hiểu về copywriter, chúng ta nên tìm hiểu xem copywriting là gì. Đây là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.

Mục đích chính của những “văn bản marketing” (marketing copy) này hay còn gọi là “ngôn ngữ quảng cáo” (promotional text) là để nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc, hành động – để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ, hoặc đưa ra một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm một việc ngược lại là gây sự chú ý của người tiếp nhận và khiến họ không đồng tình và thể hiện thái độ của mình bằng một hành động hoặc niềm tin nào đó.

Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.

Trên các website, copywriting thể hiện ở phương pháp viết và sử dụng từ ngữ có khả năng tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Thường được hiểu là “content writing” – soạn nội dung. Người viết phải soạn nội dung một cách chiến lược để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy trang web của mình.


Copywriting là dùng ngôn ngữ  để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm.


Copywriter – họ là ai?

Copywriter = copy + writer : Copy là phần thuật ngữ chỉ phần nội dung bằng lời trong một mẫu quảng cáo. Writer có nghĩa là người viết. Nghĩa chung là Người viết lời quảng cáo.

Copywriter là người chịu trách nhiệm viết nội dung quảng cáo và nghĩ ra các khái niệm sáng tạo, trong công việc thường cộng tác với Art Director hoặc Creative Director.
Một copywriter có thể là người làm việc độc lập, tự làm cho chính mình, vì họ có những hợp đồng làm việc độc lập hoặc làm “tay ngang” cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Họ cũng có thể làm việc như một nhân viên bình thường trong một tổ chức nào đó, thường là các công ty quảng cáo, các công ty PR, các phòng quảng cáo của những công ty lớn, các đài phát thành, truyền hình, báo hoặc tạp chí.

Một copywriter thường hoạt động như là một thành viên của một nhóm thực hiện quảng cáo. Thông thường, các phòng, các công ty quảng cáo, thường làm việc với copywriter thông qua một vị trí là giám đốc sáng tạoArt Director. Người làm copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận. Cả hai vị trí này đều phải tỏ ra hết sức sáng tạo, hiệu quả, có sức thuyết phục.

Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer. Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Ví dụ, người làm copywriter phải viết một đoạn quảng cáo để bán được một chiếc xe, trong khi người làm technical writer là người viết hướng dẫn sử dụng chiếc xe đó.

Nghề copywriter đôi khi còn bị nhầm với nghề copyright bởi vì phát âm gần giống nhau. Tuy nhiên đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.

Trên thế giới có rất nhiều copywriter nổi tiếng như David Ogilvy, William Bernbach, Robert W. Bly, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, and Leo Burnett.

Hiện nay, nghề này đang rất phát triển, nhất là khi internet là một kho công cụ vô tận trợ giúp đắc lực cho những người làm nghề này.

Bonus: Thế nào là slogan?

Slogan – Khẩu hiệu, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô của các chiến binh người Scotland trước khi xung trận chống kẻ thù. Ngày nay, trong thương mại, Slogan được hiểu như là khẩu hiệu phục vụ mục đích kinh doanh của một công ty. Slogan thường được coi như là một phần tài sản vô hình của công ty, dù rằng nó chỉ là một câu nói.

Khái niệm: Slogan là một lời văn ngắn gọn, diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà một tổ chức hay một công ty muốn thông báo đến cho người hay đơn giản là lấy lại tinh thần hoặc phát động một phong trào nội bộ. Trong lĩnh vực chính trị, khẩu hiệu thường được sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả, có sức thu hút cao. Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, Slogan thường là những câu gợi nhớ tới lợi ích của sản phẩm.

Tùy theo từng quốc gia, khu vực mà thuật ngữ “Slogan” được gọi dưới những cách khác nhau. Tại USA, Slogan còn được gọi là tags, tag lines hay taglines. Tại Anh là lines, endlines. Người Đức thì thích dùng Claims (Thỉnh cầu), người Pháp thì dùng Signatures (ký hiệu), tại Ý hay Hà Lan là Pay-off. (nguồnwww.adslogans.com.uk,www.bwportal.com)
Định nghĩa khác về Copywriting: là nghệ thuật bán hàng thông qua các từ ngữ và cách diễn đạt, truyền tải các nội dung quảng bá sao cho người tiếp nhận phản hồi hoặc hưởng ứng bằng hành động cụ thể (mua) theo ý người viết.


Mục đích cuối cùng của copywriting là nhắm đến việc BÁN sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ.


Copywriter khác với nhà báo hay nhà văn như thế nào?
Nhiều người vẫn lầm tưởng nghề CW không khác biệt nhiều so với nghề phóng viên, nhà báo hay nhà văn. Trên thực tế, mặc dù đây đều là những công việc có liên quan đến viết lách, đến khả năng tung hứng với ngôn ngữ, song CW vẫn là một nghề có đặc thù riêng. Phóng viên, nhà báo làm việc tại các tòa soạn, công việc chính là đưa tin, viết bài thời sự, phản ánh các vấn đề của xã hội. Sản phẩm của họ thường là những loạt bài phóng sự, điều tra, đưa tin, phản ánh tình hình thực tế của cuộc sống xã hội ở nhiều lĩnh vực: Giáo dục, thể thao, thời sự, chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế…
Còn CW làm việc với các khách hàng theo tiêu chí do khách hàng đặt ra, nhằm mục đích truyền thông thương hiệu, quảng bá và giúp tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng thông qua thông điệp quảng cáo. Bản thân CW phải hiểu về truyền thông thương hiệu và nhân hiệu và hiểu được các mục tiêu marketing.
Một số nhà báo viết trong mảng kinh tế, có kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với Doanh nghiệp, nếu có tâm huyết với nghề CW, dám dấn thân và liên tục học hỏi thì sẽ là một lợi thế khác biệt trong nghề. Bởi vì họ đã có lợi thế của các kỹ thuật viết hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là họ cần có khả năng tư duy và “background” về  truyền thông – marketing phải tốt.

Nguồn: prtraining.vn


Post a Comment

Trước khi comment mời bạn đăng ký theo dõi để chở thành thành viên của blog. Cám ơn bạn đã quan tâm và đã comment, Tôi sẻ reply... Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và thành công !

 
Top