0

Khoảnh khắc đau thương, mất mát trong bom đạn trở thành ký ức nhói lòng khó phai mờ.

Chiến tranh đã qua đi nhưng những ký ức đau thương về thời bom đạn vẫn còn dai dẳng, với những di chứng, nỗi đau không thể nào san lấp được. Một trong những bi kịch chua xót nhất là số phận của những đứa trẻ, phụ nữ vô tội.

Thay vì được đến trường, vui chơi, các em lại phải đối diện với bom đạn, hoảng loạn, lo sợ sẽ bị bắt, gào khóc khi chứng kiến người thân bị giết. Đó còn là hình ảnh những người mẹ địu con nhỏ vượt suối, vượt rừng sơ tán, tránh bom đạn.

Ánh mắt sợ hãi của cô bé trong trại tập trung Phủ Lợi () năm 1967. Ảnh: Isicaoa Bundo.
Nhiều nhiếp ảnh, nhà báo thế giới đã ghi lại được những khoảnh khắc chân thực và đau thương ấy.
Mất mát, đau thương sẽ lại đến nếu chiến tranh xảy ra lần nữa. Là bạn trẻ, là công dân Việt Nam, hãy luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc theo đúng cách, để gìn giữ nền hòa bình độc lập.
Những khoảnh khắc thời chiến nhói lòng triệu người:

Bức ảnh được nhà báo Horst Faas chụp tháng 12/1965 ghi lại cảnh trẻ em đến trường và phụ nữ trở về nhà ở Bến Cát (). Ảnh: AP.

Bức ảnh chụp tháng 6/1965 ghi lại khoảnh khắc đau đớn của những người sống sót sau trận giao chiến trong chiến tranh Việt Nam tại Đồng Xoài (). Ảnh: AP.

Nỗi đau đớn về thể xác của một đứa trẻ khi bị hơi bom đốt cháy hai chân. Ảnh: Isicaoa Bundo.

Phụ nữ và trẻ em nấp dưới con kênh bùn để tránh bom đạn. Ảnh: Horst Faas.

Đôi mắt ngơ ngác của đứa trẻ nhỏ khi bám áo mẹ trong lúc ẩn náu tránh bom đạn. Ảnh: Horst Faas.

Một cô gái Việt Nam gào khóc đau đớn bên xác người thân được tìm thấy trong một nấm mồ tập thể tháng 4/1969. Ảnh: Horst Faas.

Đôi mắt buồn, trầm ngâm của một cô gái Việt Nam trong chiến tranh. Ảnh: Horst Faas.

Ảnh cô bé Kim Phúc bị bỏng bom napalm năm 1972 ở Trảng Bàng (Tây Ninh) do phóng viên Nick Út - Hãng thông tấn AP ghi lại. Bức ảnh này từng được báo New Stateman (Anh) đánh giá là bức ảnh thời sự chính trị xuất sắc mọi thời đại. Ảnh: AP.

Bức ảnh chụp người mẹ dẫn con lội qua sông tránh bom Mỹ của tác giả Kyoichi Sawada.

Sản phụ và đứa con bé bỏng vừa ra đời đã phải chịu vết thương chiến tranh. Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt.

Khung cảnh hoang tàn, đau lòng sau những trận chiến. Ảnh tư liệu của Thomas Bill Hardt.
Sau chiến tranh, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước. Dù còn nhiều khó khăn nhưng niềm tin, hy vọng luôn nhen nhóm trong mỗi con người về một tương lai hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Hình ảnh người nông dân Việt Nam trên một cánh đồng ở Hà Nội. Ảnh: David Alan Harvey.

Đám cưới mộc mạc, rước dâu bằng xe đạp những năm 1982 trên phố Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Eva Lindskog.

Post a Comment

Trước khi comment mời bạn đăng ký theo dõi để chở thành thành viên của blog. Cám ơn bạn đã quan tâm và đã comment, Tôi sẻ reply... Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và thành công !

 
Top